Đàn Piano được hình thành như thế nào?

Ngày nay, âm nhạc dường như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta. Âm nhạc giúp chúng ta sống chậm lại hơn một chút, cảm nhận được những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống. Nhạc cụ chính là yếu tố đóng vai trò rất lớn trong việc đưa âm nhạc đến gần với chúng ta hơn. Piano là một trong những nhạc cụ như vậy.

Đàn Piano là gì?

Là một nhạc cụ thuộc bộ dây phím, âm thanh của cây đàn Piano được phát ra khi búa đàn đánh vào dây, đây là một loại nhạc cụ sử dụng bàn phím, người chơi sẽ dùng đôi bàn tay chạm vào phím đàn để búa đàn đánh vào dây và từ đó phát ra âm thanh của từng nốt nhạc.

Cấu tạo của đàn Piano gồm 6 bộ phận chính: hộp đàn, bàn đạp, bộ cơ, dây đàn, bảng cộng hưởng và bàn đạp.

Phân loại đàn Piano

Trên thị trường hiện nay, đàn Piano được phân làm 2 loại chính là Piano cơ và Piano điện. Trong đó Piano cơ được chia làm 2 loại là Piano upright và Piano grand.

Piano cơ

Đàn piano cơ hay còn gọi là dương cầm, là một nhạc cụ có kích thước lớn, nặng, được làm bằng chất liệu gỗ, đàn có khung ngang bên trong, đây sẽ được sử dụng vừa là hộp cộng hưởng, vừa là vị trí căng các dây. Đàn được thiết kế với dạng phím đàn trắng và đen, âm thanh được tạo ra theo cơ chế cơ học. Vì hoạt động theo cơ chế cơ học nên âm thanh của đàn khá tự nhiên và đạt được độ chuẩn cao, đàn chơi mà không cần phụ thuộc vào nguồn điện.

Piano upright

Piano upright hay còn gọi là piano đứng, là dòng đàn piano cơ mà các dây đàn được lắp ráp theo chiều dọc và búa đàn sẽ tác động vào dây từ phía bên cạnh của đàn. Chiều ngang của các cây đàn piano dòng này đều như nhau, còn chiều cao sẽ tùy từng loại mà có kích thước khác nhau, từ 90 cm đến 132 cm. Vì có phần khung đàn đứng thẳng dọc nên piano upright thích hợp sử dụng và lắp đặt trong những không gian hẹp, thường là sự lựa chọn của các gia đình.

Đàn Piano upright

Đàn Piano upright

Piano grand

Piano grand hay còn gọi là piano nằm, dây đàn được thiết kế nằm ngang và búa đàn sẽ tác động lên dây đàn từ bên dưới. Trái ngược với piano upright, dòng đàn piano grand có chiều cao cố định, còn chiều dài của của đàn sẽ thay đổi tùy loại, từ 1.5m đến 2.7m. Kích thước của dòng đàn piano này khá lớn, âm thanh của đàn cũng tốt hơn, chính vì vậy mà giá thành của piano grand cũng cao hơn, đàn thích hợp bố trí ở những không gian lớn như: phòng hòa nhạc, nhà thờ, nhạc viện, nhà hát lớn,…

Đàn Piano grand

Đàn Piano grand

Piano điện

Đàn Piano điện hay thường gọi là digital piano là dòng đàn ra đời sau mô phỏng đàn piano cơ, kích thước của piano điện khá gọn nhẹ. Đàn sử dụng kỹ thuật số trong việc tạo ra âm thanh, các bộ phận như khung đàn, máy cơ, dây đàn, hộp gỗ được thay thế bằng vi mạch điện tử. Cũng chính vì vậy mà âm thanh của piano điện không có sự chân thật, sinh động và hấp dẫn như piano cơ.

Đàn Piano điện

Đàn Piano điện

Lịch sử hình thành cây đàn Piano

Cây đàn Piano đầu tiên là một loại nhạc cụ vô cùng đơn giản

Nhạc cụ được chia làm 3 loại, tùy theo cách mà chúng tạo ra âm thanh, chính là Nhạc cụ bộ dây, Nhạc cụ bộ hơi và Nhạc cụ bộ gõ. Tổ tiên của đàn piano được biết đến thông qua các nhạc cụ như đàn Clavichord, đàn Harpsichord, và Dulcimer. Nhưng nếu tìm hiểu xa hơn trong quá khứ thì người ta thấy rằng piano là một nhạc cụ đơn sắc. Nói cách khác, có thể được hiểu và phân loại như một nhạc cụ dây đơn thuần.

Nguyên bản của đàn Piano

Nguyên bản của đàn Piano

Piano nguyên bản có cơ chế như đàn Dulcimer

Mặc dù piano có thể được phân loại như một nhạc cụ bộ dây khi âm thanh tạo ra nhờ chính sự rung động của dây đàn, nhưng, nó cũng có thể được phân loại như một nhạc cụ bộ gõ bởi vì có hệ thống búa gõ trực tiếp lên dây đàn. Do đó, người ta mới so sánh piano giống như đàn Dulcimer.

Đàn Dulcimer có nguồn gốc từ Trung Đông và lan rộng ra châu Âu vào thế kỷ 11. Đàn có một hộp cộng hưởng đơn giản với dây căng trên đầu của nó. Giống như một cây đàn piano, một cây búa nhỏ được sử dụng để đánh các dây, đó là lý do tại sao Dulcimer được coi là một tổ tiên trực tiếp của cây đàn piano.

Đàn Dulcimer

Đàn Clavichord, bước phát triển nhảy vọt của Piano

Đàn piano cũng được coi là một phần của gia đình đàn organ. Hầu hết lịch sử của các nhạc cụ có bàn phím ngày nay đều bắt nguồn từ đó do Organ tạo ra âm thanh qua việc sử dụng luồng khí thổi vào các ống. Các nhà phát minh (thợ thủ công) đã cải thiện đàn organ theo thời gian để phát triển một nhạc cụ gần hơn với đàn piano, chính là đàn clavichord.

Đàn Clavichord lần đầu tiên xuất hiện ở thế kỷ thứ 14th và trở nên rất thịnh hành tại thời kỳ Renaissance Era. Khi nhấn một phím sự chuyển động sẽ được truyền bởi 1 thanh đồng (tangent) đánh vào dây và gây rung động phát ra âm thanh trong khoảng 4 đến 5 quãng tám.

Piano được cấu tạo như đàn Harpsichord

Được tạo ra ở Ý vào khoảng năm 1500, nhạc cổ điển sau đó lan sang Pháp, Đức, Flanders và Anh. Khi nhấn phím xuống, một miếng đệm gắn theo chiều dài của thanh gỗ gọi là “jack plucks” sẽ đánh vào dây tạo ra âm thanh.

Hệ thống dây đàn, bảng cộng hưởng cũng như cấu trúc tổng thể của nhạc cụ giống với những chiếc đàn piano hiện nay.

Đàn Harpsichord

Đàn Harpsichord

Cristofori, Cha đẻ của Piano

Cây Piano đầu tiên được phát minh bởi ông Bartolomeo Cristofori (1655-1731) tại Ý.

Cristofori không hài lòng vì những âm thanh tạo ra vượt quá sự cho phép đối với đàn Harpsichord. Ông đã chuyển sang sử dụng búa gõ để tạo ra đàn piano hiện đại hơn vào năm 1709.

Nhạc cụ này được đặt tên đầu tiên là “clavicembalo col piano e forte” (nghĩa đen là một nhạc cụ có thể chơi các tiếng mạnh và nhẹ). Sau đó, tên này được rút ngắn thành tên phổ biến hiện nay, “piano”.

Trên đây là một vài thông tin mà Young Beat đã tổng hợp lại. Hy vọng rằng, qua bài viết này, quý phụ huynh cũng như các độc giả sẽ hiểu hơn về cây đàn Piano.